• 0912018228

  • Số 68 ngõ 218 Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội

  • 8:30am - 17:30pm

Công ty bảo vệ ép nhân viên nghỉ việc giữa chừng bị xử lý thế nào?

Tại các công ty bảo vệ hiện nay vẫn xảy ra tình trạng nhân viên bị ép nghỉ việc giữa chừng. Vậy trường hợp này công ty đó bị xử phạt thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau.



Có những chiêu trò nào để ép nhân viên bảo vệ phải nghỉ việc?

Theo quy định của pháp luật, chỉ có 07 trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động được pháp luật ghi nhận:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc;

– Người lao động ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục khi làm theo hợp đồng không xác định thời hạn, 06 tháng liên tục khi làm theo hợp đồng xác định thời hạn và quá nửa thời hạn khi làm theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà chưa hồi phục;

– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng mà buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn;

– Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

– Chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;

– Sa thải.

(Điều 38, 44, 45 và 126 Bộ luật Lao động 2012)

Ngoài các trường hợp nêu trên, doanh nghiệp ép người lao động nghỉ việc vì bất cứ lý do gì đều trái pháp luật.

nhan-vien-bao-ve-bi-ep-nghi-viec-xu-ly-the-nao

Thực tế, các công ty dịch vụ bảo vệ hiện nay đang ép nhân viên nghỉ việc bằng cách hạ lương, nợ lương, bố trí công việc không đúng chuyên môn, điều chuyển vị trí. Thậm chí lợi dụng tranh chấp hay xử lý kỷ luật để buộc người lao động phải chủ động nghỉ việc. Các hành vi này đều đáng bị xử phạt.

Có thể bạn quan tâm:

Thực trạng công tác tuyển dụng nhân viên bảo vệ tại Hà Nội



Ép nhân viên bảo vệ nghỉ việc bị phạt thế nào?

Phạt nặng để không tái diễn

Phạt đến 05 triệu đồng nếu có hành vi:

+ Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công;

+ Điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

+ Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công

(Khoản 3 Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

Phạt đến 20 triệu đồng nếu sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do:

+ Kết hôn;

+ Có thai;

+ Nghỉ thai sản;

+ Nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

(điểm e khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)

Phạt tiền đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù đến 01 năm nếu có hành vi:

+ Buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

+ Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

+ Cưỡng ép, đe doạ buộc thôi việc.

(khoản 1 Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015)

Phạt tiền đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù đến 03 năm nếu có hành vi buộc thôi việc hoặc sa thải trái pháp luật:

+ 02 người trở lên;

+ Phụ nữ biết có thai;

+ Người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

+ Làm người đó tự sát.

(khoản 2 Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015)

Việc làm là phương tiện duy nhất để người lao động có thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Chính vì vậy, pháp luật bảo vệ tuyệt đối quyền làm việc của người lao động.